Một trong những điều ưu tiên một cần phải làm khi chuẩn bị/lên kế hoạch đi du lịch bụi là mua vé máy bay, và đối với dân đi bụi ít tiền ít thời gian như tui, giá vé máy bay phải rẻ. Vậy thì tui sẽ phải làm gì để có thể cầm được tấm vé rẻ như mơ ước?
1. Đăng ký làm thành viên của các trang web của các hãng hàng không (hãng nào tùy bạn chọn). Mục đích của việc này là để khi hãng có bất cứ chương trình khuyến mãi nào, họ sẽ gửi thông tin tới email của bạn. Bạn có thể xem lướt qua thời gian khuyến mãi, thời gian bay, giá vé sàn... rồi sau đó, nếu có nhu cầu bạn sẽ vào website của họ để mua vé sau. Tương tự việc đăng ký thành viên là bấm "Like" trên trang fanpage của hãng. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng tự động gửi email thẳng cho bạn, có khi họ còn xem xét bạn đã từng bay với họ bao giờ hay chưa...
2. Kết nối với các trang thông tin thường xuyên cập nhật giá vé rẻ (như baynhe.vn là một ví dụ), với các bạn bè hay đi phượt và hay săn vé rẻ (vì họ đa phần sẽ là những người nắm bắt thông tin rất nhanh), với các bạn làm việc ở văn phòng đại lý du lịch (hoặc bạn lễ tân tại chính công ty của bạn). Bởi vì, có những hãng - đặc biệt là các hãng hàng không quốc gia - sẽ chỉ thông báo chương trình khuyến mãi cho các đại lý, và các đại lý này sẽ gửi thông tin cho các bạn lễ tân ở các công ty để báo giá.
3. Chuẩn bị sẵn thẻ ATM (có kết nối smartlink - cổng thanh toán nội địa - và có đăng ký hình thức thanh toán trực tuyến I-banking), thẻ visa/master debit hoặc credit. Nếu là ATM hoặc visa debit thì trong thẻ phải có sẵn tiền, và số tiền này phải đủ để mua vé :D Tại sao lại cần nhiều loại thẻ vậy?
- Với ATM bạn có thể thanh toán vé máy bay trong nước, nhưng nếu là ATM có kết nối smartlink, bạn sẽ dùng nó để thanh toán vé máy bay nước ngoài của một số hãng hàng không có hỗ trợ loại thẻ này (như Air Asia).
Dĩ nhiên tổng số tiền vé phải trả qua ATM sẽ rẻ hơn so với thẻ visa/master nếu bạn bay quốc tế. Ví dụ, AA tính phí thanh toán qua thẻ ATM có smartlink là 3$/booking (không tính theo đầu người và theo lượt bay, tối đa 9 người/booking) nhưng nếu là thẻ visa/master thì bạn phải mất 6$/người/lượt/booking, ngoài ra còn phải chịu 3-4% phí chuyển đổi ngoại tệ.
- Với visa/master credit, cái lợi là bạn có thể mua vé trước và trả tiền sau (chú ý trả trước hạn hoặc đúng hạn để không bị ngân hàng tính lãi suất), không như ATM hay debit là trong tài khoản thẻ phải đủ tiền. Do đó, tùy từng trường hợp mà bạn cân nhắc xem mình nên dùng loại thẻ nào. Ví dụ, ATM và debit của bạn còn tiền nhưng chỉ đủ để mua một vé khứ hồi, trong khi bạn đang cần mua vé group cho gia đình hay nhóm bạn đi cùng, thì lúc đó thanh toán bằng credit là tốt nhất.
- Mỗi hãng hàng không sẽ có thời gian mua vé khuyến mãi riêng, có hãng làm một lèo 2-3 tuần, có hãng chỉ bán vỏn vẹn trong 2-3 ngày (như bạn Cebu). Có hãng bán trước cả năm, có hãng trước 6 tháng, cũng có hãng chỉ tung khuyến mãi vào giờ chót. Do đó, thủ sẵn cái thẻ có đủ khả năng thanh toán để có thể mua vé bất cứ lúc nào sẽ giúp bạn không bị rơi vào tình trạng "thẫn thờ ngồi tiếc" :D
4. Lên hành trình bay và thời gian bay càng sớm càng tốt để bạn có thời gian tìm hiểu xem hãng nào có chặng bay nào, giá cả trung bình, giờ bay, thời gian hay khuyến mãi... Nên nhớ, có thể có nhiều hãng hàng không cùng khai thác một chặng bay, vì vậy, nếu bạn có đầy đủ thông tin một cách tổng quát, bạn sẽ dễ hình dung để sắp xếp lịch bay cho hợp lý cũng như thay đổi chọn lựa giữa hãng này với hãng kia. Và nếu khéo léo kết hợp cộng với may mắn đúng dịp khuyến mãi, bạn có thể mua được vé rẻ rất hời từ các hãng hàng không quốc gia vốn nổi tiếng là ít promotion và giá thì luôn cao. Dĩ nhiên phải có phương án dự phòng về chặng bay cũng như thời gian bay để dễ xoay sở, ví dụ phương án 1 là SGN - BKK - Phuket - Bali - BKK - SGN thì phương án 2 có thể là SGN - BKK - Bali - Phuket - BKK - SGN. Chú ý ưu tiên bay thẳng, tránh bay vòng để không mất nhiều thời gian, và khoảng cách thời gian an toàn giữa hai chặng bay kế nhau ít nhất là 4h nhé.
5. Dành thời gian tập dượt để thử đặt vé trực tuyến trước, như vậy khi đến giờ G bạn sẽ quen và thao tác nhanh hơn, cũng như việc trình duyệt tự động lưu thông tin sẽ giúp bạn khai báo nhanh và chính xác.
6. Một số hãng khi bán giá rẻ thì tung vé rất đột ngột và số lượng không nhiều theo kiểu nhỏ giọt (VJA chẳng hạn). Do đó, trong trường hợp bạn nhất định phải bay ngày này mà hôm nay vào không thấy vé rẻ, có thể quay lại vào ngày khác/lúc khác để kiểm tra. Hoặc như bạn mua vé cho 1 người thì có rẻ, nhưng chọn từ 2-3 người trở lên thì thấy giá bình thường, lúc đó cứ bình tĩnh mua vé cho từng người một nhé. Được vé nào rẻ hay vé đó, còn lại mua vé thường thì tính tổng cộng chia trung bình theo đầu người giá vẫn dễ chịu hơn. Đặc biệt đa phần các hãng hàng không quốc gia đều tung vé rẻ theo kiểu "chỉ áp dụng cho vé khứ hồi", bạn cũng cần lưu ý điểm này.
7. Với những hành trình bay phức tạp, và với những hãng hàng không cho phép giữ chỗ trước thì bạn có thể tận dụng, dù đôi khi chỉ giữ chỗ được 30p. Mẹo này chỉ dùng khi bạn cần tham khảo nhanh với bạn đồng hành, hoặc ngay thời điểm đó mạng yếu - dễ dẫn đến sập mạng đột ngột khi thanh toán, hoặc bạn chưa thấy chắc chắn về những chặng bay khác liên quan. Còn lại, cứ thấy giá tốt là mua ngay và luôn, tránh trường hợp đã giữ chỗ rồi nhưng quên thanh toán, hoặc gặp trục trặc trong lúc submit payment, hoặc do lỗi hệ thống của hãng...
8. Nếu được, bạn nên cố gắng tự mua vé cho mình, hạn chế nhờ bạn bè/người quen mua giùm. Bởi vì không ai rõ lịch trình của bạn bằng chính bạn, cũng như chỉ có bạn mới biết bạn có thể nghỉ phép được bao lâu, vào thời gian nào trong năm, vào ngày nào trong tháng... Nhiều khi, bạn của bạn thấy ngày bay mà bạn muốn không có vé rẻ, trong khi trước đó hay sau đó thì nhiều, bạn ấy sẽ phải alo bạn để hỏi xem có mua vé ngày giờ đó được hay không. Bạn đồng ý, xong bạn kia cúp máy, vào mua lại thì đã hết :)
9. Nếu hãng hàng không bạn mua vé cho phép lựa chọn mua hay không mua hành lý ký gửi, thì bạn có thể chưa cần mua liền. Gần tới ngày đi, tùy vào điều kiện thời tiết, nhu cầu mua sắm... bạn sẽ vào mua hành lý sau, không sao cả. Còn nếu đã đi quen và biết chắc mình không có nhu cầu phát sinh gì thêm thì cứ mua và thanh toán luôn.
Kinh nghiệm của tui chỉ có bấy nhiêu thôi. Hy vọng sau khi đọc xong bài này thì các bạn phượt phẹt có thêm cơ hội săn nhiều vé rẻ nữa nha!
* Happy Travelling! *
1. Đăng ký làm thành viên của các trang web của các hãng hàng không (hãng nào tùy bạn chọn). Mục đích của việc này là để khi hãng có bất cứ chương trình khuyến mãi nào, họ sẽ gửi thông tin tới email của bạn. Bạn có thể xem lướt qua thời gian khuyến mãi, thời gian bay, giá vé sàn... rồi sau đó, nếu có nhu cầu bạn sẽ vào website của họ để mua vé sau. Tương tự việc đăng ký thành viên là bấm "Like" trên trang fanpage của hãng. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng tự động gửi email thẳng cho bạn, có khi họ còn xem xét bạn đã từng bay với họ bao giờ hay chưa...
2. Kết nối với các trang thông tin thường xuyên cập nhật giá vé rẻ (như baynhe.vn là một ví dụ), với các bạn bè hay đi phượt và hay săn vé rẻ (vì họ đa phần sẽ là những người nắm bắt thông tin rất nhanh), với các bạn làm việc ở văn phòng đại lý du lịch (hoặc bạn lễ tân tại chính công ty của bạn). Bởi vì, có những hãng - đặc biệt là các hãng hàng không quốc gia - sẽ chỉ thông báo chương trình khuyến mãi cho các đại lý, và các đại lý này sẽ gửi thông tin cho các bạn lễ tân ở các công ty để báo giá.
3. Chuẩn bị sẵn thẻ ATM (có kết nối smartlink - cổng thanh toán nội địa - và có đăng ký hình thức thanh toán trực tuyến I-banking), thẻ visa/master debit hoặc credit. Nếu là ATM hoặc visa debit thì trong thẻ phải có sẵn tiền, và số tiền này phải đủ để mua vé :D Tại sao lại cần nhiều loại thẻ vậy?
- Với ATM bạn có thể thanh toán vé máy bay trong nước, nhưng nếu là ATM có kết nối smartlink, bạn sẽ dùng nó để thanh toán vé máy bay nước ngoài của một số hãng hàng không có hỗ trợ loại thẻ này (như Air Asia).
Dĩ nhiên tổng số tiền vé phải trả qua ATM sẽ rẻ hơn so với thẻ visa/master nếu bạn bay quốc tế. Ví dụ, AA tính phí thanh toán qua thẻ ATM có smartlink là 3$/booking (không tính theo đầu người và theo lượt bay, tối đa 9 người/booking) nhưng nếu là thẻ visa/master thì bạn phải mất 6$/người/lượt/booking, ngoài ra còn phải chịu 3-4% phí chuyển đổi ngoại tệ.
- Với visa/master credit, cái lợi là bạn có thể mua vé trước và trả tiền sau (chú ý trả trước hạn hoặc đúng hạn để không bị ngân hàng tính lãi suất), không như ATM hay debit là trong tài khoản thẻ phải đủ tiền. Do đó, tùy từng trường hợp mà bạn cân nhắc xem mình nên dùng loại thẻ nào. Ví dụ, ATM và debit của bạn còn tiền nhưng chỉ đủ để mua một vé khứ hồi, trong khi bạn đang cần mua vé group cho gia đình hay nhóm bạn đi cùng, thì lúc đó thanh toán bằng credit là tốt nhất.
- Mỗi hãng hàng không sẽ có thời gian mua vé khuyến mãi riêng, có hãng làm một lèo 2-3 tuần, có hãng chỉ bán vỏn vẹn trong 2-3 ngày (như bạn Cebu). Có hãng bán trước cả năm, có hãng trước 6 tháng, cũng có hãng chỉ tung khuyến mãi vào giờ chót. Do đó, thủ sẵn cái thẻ có đủ khả năng thanh toán để có thể mua vé bất cứ lúc nào sẽ giúp bạn không bị rơi vào tình trạng "thẫn thờ ngồi tiếc" :D
4. Lên hành trình bay và thời gian bay càng sớm càng tốt để bạn có thời gian tìm hiểu xem hãng nào có chặng bay nào, giá cả trung bình, giờ bay, thời gian hay khuyến mãi... Nên nhớ, có thể có nhiều hãng hàng không cùng khai thác một chặng bay, vì vậy, nếu bạn có đầy đủ thông tin một cách tổng quát, bạn sẽ dễ hình dung để sắp xếp lịch bay cho hợp lý cũng như thay đổi chọn lựa giữa hãng này với hãng kia. Và nếu khéo léo kết hợp cộng với may mắn đúng dịp khuyến mãi, bạn có thể mua được vé rẻ rất hời từ các hãng hàng không quốc gia vốn nổi tiếng là ít promotion và giá thì luôn cao. Dĩ nhiên phải có phương án dự phòng về chặng bay cũng như thời gian bay để dễ xoay sở, ví dụ phương án 1 là SGN - BKK - Phuket - Bali - BKK - SGN thì phương án 2 có thể là SGN - BKK - Bali - Phuket - BKK - SGN. Chú ý ưu tiên bay thẳng, tránh bay vòng để không mất nhiều thời gian, và khoảng cách thời gian an toàn giữa hai chặng bay kế nhau ít nhất là 4h nhé.
5. Dành thời gian tập dượt để thử đặt vé trực tuyến trước, như vậy khi đến giờ G bạn sẽ quen và thao tác nhanh hơn, cũng như việc trình duyệt tự động lưu thông tin sẽ giúp bạn khai báo nhanh và chính xác.
6. Một số hãng khi bán giá rẻ thì tung vé rất đột ngột và số lượng không nhiều theo kiểu nhỏ giọt (VJA chẳng hạn). Do đó, trong trường hợp bạn nhất định phải bay ngày này mà hôm nay vào không thấy vé rẻ, có thể quay lại vào ngày khác/lúc khác để kiểm tra. Hoặc như bạn mua vé cho 1 người thì có rẻ, nhưng chọn từ 2-3 người trở lên thì thấy giá bình thường, lúc đó cứ bình tĩnh mua vé cho từng người một nhé. Được vé nào rẻ hay vé đó, còn lại mua vé thường thì tính tổng cộng chia trung bình theo đầu người giá vẫn dễ chịu hơn. Đặc biệt đa phần các hãng hàng không quốc gia đều tung vé rẻ theo kiểu "chỉ áp dụng cho vé khứ hồi", bạn cũng cần lưu ý điểm này.
7. Với những hành trình bay phức tạp, và với những hãng hàng không cho phép giữ chỗ trước thì bạn có thể tận dụng, dù đôi khi chỉ giữ chỗ được 30p. Mẹo này chỉ dùng khi bạn cần tham khảo nhanh với bạn đồng hành, hoặc ngay thời điểm đó mạng yếu - dễ dẫn đến sập mạng đột ngột khi thanh toán, hoặc bạn chưa thấy chắc chắn về những chặng bay khác liên quan. Còn lại, cứ thấy giá tốt là mua ngay và luôn, tránh trường hợp đã giữ chỗ rồi nhưng quên thanh toán, hoặc gặp trục trặc trong lúc submit payment, hoặc do lỗi hệ thống của hãng...
8. Nếu được, bạn nên cố gắng tự mua vé cho mình, hạn chế nhờ bạn bè/người quen mua giùm. Bởi vì không ai rõ lịch trình của bạn bằng chính bạn, cũng như chỉ có bạn mới biết bạn có thể nghỉ phép được bao lâu, vào thời gian nào trong năm, vào ngày nào trong tháng... Nhiều khi, bạn của bạn thấy ngày bay mà bạn muốn không có vé rẻ, trong khi trước đó hay sau đó thì nhiều, bạn ấy sẽ phải alo bạn để hỏi xem có mua vé ngày giờ đó được hay không. Bạn đồng ý, xong bạn kia cúp máy, vào mua lại thì đã hết :)
9. Nếu hãng hàng không bạn mua vé cho phép lựa chọn mua hay không mua hành lý ký gửi, thì bạn có thể chưa cần mua liền. Gần tới ngày đi, tùy vào điều kiện thời tiết, nhu cầu mua sắm... bạn sẽ vào mua hành lý sau, không sao cả. Còn nếu đã đi quen và biết chắc mình không có nhu cầu phát sinh gì thêm thì cứ mua và thanh toán luôn.
Kinh nghiệm của tui chỉ có bấy nhiêu thôi. Hy vọng sau khi đọc xong bài này thì các bạn phượt phẹt có thêm cơ hội săn nhiều vé rẻ nữa nha!
* Happy Travelling! *
No comments:
Post a Comment