...5.30 sáng, ba đứa lồm cồm bò dậy. Trời lành lạnh, vội vội vàng vàng quấn cái khăn cho ấm cổ là le te ra đường. Gặp một đoàn sư khất thực ở ngay ngã ba phía trên hostel nhưng trời lúc này còn tối nên không chụp được gì. Ra đến đường Sisavang Vong đã thấy một số người dân bắt đầu lúi húi dọn đồ cúng, bày biện rất đẹp: một ít trái cây, nhất là chuối, và xôi
Có một chiếc xe du lịch chở đoàn khách Nhật đến mục kích cảnh này, tourguide còn giúp khách bày biện đồ cúng và xếp hàng rất trật tự. Từng đoàn sư dần dần đi qua, ai cũng cúi đầu thành kính và nhẹ nhàng nâng đồ cúng của mình lên đưa cho các sư.
Khoảng 6g là các nhà sư bắt đầu khởi hành từ ngôi chùa gần đó, và họ sẽ đi dọc theo đường Sisavang Vong đến đầu ngã tư rồi quay lại.
Có một chiếc xe du lịch chở đoàn khách Nhật đến mục kích cảnh này, tourguide còn giúp khách bày biện đồ cúng và xếp hàng rất trật tự. Từng đoàn sư dần dần đi qua, ai cũng cúi đầu thành kính và nhẹ nhàng nâng đồ cúng của mình lên đưa cho các sư.
Sư nhận lấy bỏ tọt vào giỏ, đi lên một đoạn, nếu gặp một vài người dân nghèo ngồi chìa tay xin đồ cúng, họ lại lấy ra và cho lại. Nhưng cách họ cho không như cách họ nhận, chỉ đơn giản là quăng cái bộp vào cái giỏ/cái rổ trước mặt những người đi xin, thế thôi! :-S
Vốn đến Luang là để được tận mắt thấy cảnh các nhà sư đi khất thực, nhưng sao khi đã được mục kích sở thị rồi, tôi vẫn thấy lòng mình chẳng bình yên? Do lòng tôi còn vướng bụi trần hay do những điểm trừ không đáng có? Điểm trừ ở đây chính là cái cách mà mấy bạn tour-guide ở trên đối xử với người dân mình. Chẳng là một số em bé đen đúa, ăn mặc rách rưới quỳ bên đường xin đồ cúng của các sư thì tour-guide gạt ra, cho các em vài gói xôi rồi đuổi sang bên kia để không vướng hình trong ống kính máy ảnh của khách. Du khách của đoàn đó đi về bảo đảm chỉ toàn những hình ảnh đẹp - trai đẹp gái xinh ăn mặc như đi trẩy hội đang cúi mình dâng đồ cúng cho sư. Còn lại những khuôn hình bọn trẻ con nghèo đói đen nhem nhẻm phía sau cảnh tượng đẹp đẽ đó, có mấy ai thấu hiểu???
Bọn tôi quay về hostel và đón tuk tuk đi thăm làng làm giấy dó. Anh trai chủ hostel khuyên bọn tôi đến Ban Phanom. Ừ thì đến, tới nơi mới thấy cảm giác giống như mình bị lừa!!! Tôi bảo tôi muốn đến nơi làm giấy thì anh ta lại bảo bác tài tuk tuk chở tôi đến cái làng bán các sản phẩm làm từ giấy, nghĩa là nó đơn thuần chỉ để bán hàng lưu niệm chứ không xem được người ta làm giấy như thế nào???
Khi tôi đến mới thấy một cô chạy vào ngồi xuống cái khung dệt đạp lấy đạp để, tôi tự hỏi, nếu vắng khách thì cô ấy làm gì?
Tôi giận, giận thật sự mới hoa chân múa tay nhờ bác tài gọi về hostel (vì bác tài tuk tuk không biết tiếng Anh). Tôi la anh ta một trận và yêu cầu phải nói tuk tuk chở tôi đến làng-làm-giấy-dó. Sau đó anh ta nói lại với bác tài bằng tiếng Lào và bác tài gật gật đầu. Tôi hỏi lại, vẫn 40k kip cả đi và về chứ? Bác tài cười cười rồi ừ ừ, chắc thấy tôi dữ quá nên không dám đòi thêm. :D
Ghé ngang Phra That Khong Santi Chedi - một bảo tháp bằng vàng có ba lối vào được xây từ năm 1988. Chỉ có vài vị khách Tây đang đàm đạo nên vắng hoe, tha hồ mà lang thang. Bên trong bảo tháp là những bức tường sơn son thếp vàng với những lời khuyên nhủ về đạo đức và những câu chuyện nhà Phật mà tôi phải cố gắng lắm mới có thể hiểu được.
12km đường dằn xóc từ trung tâm thị trấn đến Ban Xieng Khong - nơi tập trung các làng bạc, làng giấy dó và làng tơ lụa. Chọn một nhà đẹp nhất để vào thăm, tôi chụp vội vài cái ảnh người ta đang làm giấy. (Xangkhongposa Weaving and Paper Handicraft Village)
Cô chủ nhà rất biết cách sắp xếp và bài trí món hàng, trông khá đẹp mắt!
Ở đây người ta bán rẻ hơn chợ đêm, đèn lồng 5k kip/cái, khăn choàng 20k kip/cái, ngoài ra còn có cả quạt giấy, đèn ngủ treo trần nhà bằng giấy dó vẽ vời nhiều hình thù, nhiều màu sắc... mà ở chợ đêm tìm đỏ mắt không ra.
Đi bộ sâu vào làng thì gặp một nhà bán khăn (silk craft house), cô bạn chủ nhà nói tiếng Anh khá chuẩn. Bước vào nhà là mát rượi, toàn khăn lụa, vải lụa, quần áo lụa... Giá khá là cao, tôi hỏi thử chiếc khăn màu xanh ngọc như hình mà cô ấy nói là 220k kip, hic :-o.
Bọn tôi chụp vài cái hình rồi tạm biệt, cô bạn còn cười rất duyên và bảo là "Welcome!" Thật là ngại khi người ta nhiệt tình mở đèn, mở quạt và tiếp mình rất tử tế mà không ủng hộ được cái khăn nào! :D
Đi sâu hơn nữa vào làng bạc mà không thấy, lại quay ra. Nghe bảo phải đi về hướng ngược lại. Trời quá trưa, thấy tội nghiệp bác tuk tuk nên cả bọn quyết định về mà không kịp đi thăm làng bạc. Ghé cái nhà hàng nhỏ ở gần hostel, kêu thử mấy món phở bò, rau muống xào tỏi và xôi nếp xoài, khá là ngon. Thích nhất là cái pancake chuối của quán này, 10k kip/dĩa, cực kỳ hấp dẫn ;)
Buổi chiều, tôi quyết định thuê xe đạp để đi dạo. Lạ một điều là ở đây người ta không cho thuê nửa ngày, cứ 1 chiếc 10k kip/ngày, đi nửa ngày vẫn phải trả đủ 10k. :( Nói cách nào cũng không được! Chưa kể một người phải thuê một chiếc riêng, không cho chở đôi dù xe có yên sau. Tôi cắc cớ hỏi vì sao thì họ bảo sợ xe nó gãy. =)) Trời ơi, Tây chở nhau thì có thể chứ dân ta lại ốm yếu như mấy đứa bọn tôi thì làm sao mà gãy càng được!?? Lại nói mãi mà họ nhất định không chịu, đành phải một người một xe chạy nửa ngày rực nắng cháy da mà phải trả giá trọn một ngày!!! :((
Điểm đầu tiên dừng chân là Bảo tàng cung điện Hoàng gia (Ho Kham) được xây dựng từ năm 1904 theo lối kiến trúc cổ điển của Pháp để làm nơi nghỉ ngơi cho vua Sisavang Vong. Vé vào cửa 30k kip, và du khách phải mang chân đất, giữ im lặng, không được phép mặc áo ngắn tay chứ đừng nói là váy/short trên gối. Hai bạn đồng hành mặc áo tay ngắn đã phải khoác thêm áo dài tay mới được cho vô tham quan, và những người trông coi Bảo tàng rất vui khi biết bọn tôi đến từ Việt Nam. :D Chả là trong này trưng bày rất nhiều vật dụng mà đức vua các nước trao tặng cho Hoàng gia Lào, trong đó có nước Việt với nhiều món hay ho. :) Khách tham quan không được phép chụp ảnh nên tôi chỉ lưu được vài tấm ngoài sân nắng với ngôi chùa nhỏ Ho Pha Bang và những chiếc đầu rồng
Hôm tôi đến đang có một cuộc trưng bày lưu động "Câu chuyện Mekong: Thách thức và ước mơ" phản ánh về cuộc sống của người dân xung quanh lưu vực sông Mekong. Đây là kết quả của chương trình Di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững - chương trình hợp tác ở Đông Nam Á (MuSEA) bắt đầu từ ngày 25/11/2009 tại Việt Nam, sau đó đưa sang Campuchia và Lào, mỗi nước dừng ở hai điểm và cuối cùng sẽ đến Thụy Điển vào năm 2012. Cái ngồ ngộ của cuộc trưng bày này là, ngoài những bức ảnh tái hiện lại cuộc sống của người dân vùng sông nước, còn có một cái cây ước mơ (dream tree), trông y như cây mai ngày Tết với những câu đối đỏ. Khách đến tham quan sẽ viết mơ ước hay thách thức mình đang có vào mảnh giấy nhỏ màu đỏ thắm rồi treo lên cây để chia sẻ với thế giới. Tôi cũng hì hụi ngồi viết một bức thư gửi những người đang xem triển lãm :D
Kế bên bảo tàng là Wat Mai Suwannaphumaham, một trong những ngôi chùa được tiếng là "xa hoa" nhất thành phố đặc trưng với mái ngói năm tầng màu đỏ gạch, được xây dựng lại vào năm 1821 và trở thành nơi ở ẩn của hòa thượng Sangharat, người đứng đầu nền Phật giáo Lào.
Điểm đầu tiên dừng chân là Bảo tàng cung điện Hoàng gia (Ho Kham) được xây dựng từ năm 1904 theo lối kiến trúc cổ điển của Pháp để làm nơi nghỉ ngơi cho vua Sisavang Vong. Vé vào cửa 30k kip, và du khách phải mang chân đất, giữ im lặng, không được phép mặc áo ngắn tay chứ đừng nói là váy/short trên gối. Hai bạn đồng hành mặc áo tay ngắn đã phải khoác thêm áo dài tay mới được cho vô tham quan, và những người trông coi Bảo tàng rất vui khi biết bọn tôi đến từ Việt Nam. :D Chả là trong này trưng bày rất nhiều vật dụng mà đức vua các nước trao tặng cho Hoàng gia Lào, trong đó có nước Việt với nhiều món hay ho. :) Khách tham quan không được phép chụp ảnh nên tôi chỉ lưu được vài tấm ngoài sân nắng với ngôi chùa nhỏ Ho Pha Bang và những chiếc đầu rồng
Hôm tôi đến đang có một cuộc trưng bày lưu động "Câu chuyện Mekong: Thách thức và ước mơ" phản ánh về cuộc sống của người dân xung quanh lưu vực sông Mekong. Đây là kết quả của chương trình Di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững - chương trình hợp tác ở Đông Nam Á (MuSEA) bắt đầu từ ngày 25/11/2009 tại Việt Nam, sau đó đưa sang Campuchia và Lào, mỗi nước dừng ở hai điểm và cuối cùng sẽ đến Thụy Điển vào năm 2012. Cái ngồ ngộ của cuộc trưng bày này là, ngoài những bức ảnh tái hiện lại cuộc sống của người dân vùng sông nước, còn có một cái cây ước mơ (dream tree), trông y như cây mai ngày Tết với những câu đối đỏ. Khách đến tham quan sẽ viết mơ ước hay thách thức mình đang có vào mảnh giấy nhỏ màu đỏ thắm rồi treo lên cây để chia sẻ với thế giới. Tôi cũng hì hụi ngồi viết một bức thư gửi những người đang xem triển lãm :D
Kế bên bảo tàng là Wat Mai Suwannaphumaham, một trong những ngôi chùa được tiếng là "xa hoa" nhất thành phố đặc trưng với mái ngói năm tầng màu đỏ gạch, được xây dựng lại vào năm 1821 và trở thành nơi ở ẩn của hòa thượng Sangharat, người đứng đầu nền Phật giáo Lào.
Lượn lờ ra bến sông, dựng đại cái xe đạp bên vệ đường sau khi khóa vòng chắc chắn và chui vào tham quan Wat Xieng Thong - ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Luang. Cô bé bán vé chừng mười mấy tuổi bảo ở đây có tục buộc chỉ cổ tay cầu phúc vào lúc 17g hàng ngày, giá vé 20k kip/người, nếu đi 3 người thì cô ấy bớt cho, chỉ còn 50k. Tôi gật gật, đưa tiền rồi hỏi vé đâu. Cô bé mới giải thích, cái này là tao discount cho mày nên mày không cần lấy vé, cứ vào trong thôi. Tôi "hiểu chuyện" ngay, hóa ra cô bé không xé vé cho chúng tôi thì coi như nhà chùa không có khách, và 50k kip kia sẽ chui tọt vào túi của cô ấy?!! Tôi đành nói thẳng "Tại sao mày lại làm như thế? Mày làm như vậy là không tốt, có biết không? Cứ đưa vé cho tao, tao muốn lấy vé!" Có lẽ mặt tôi lúc đó hơi phẫn nộ mà thấy cô bé rụt rè im lặng, xé vé cho bọn tôi rồi thẹn thùng thò tay nhận thêm 10k kip nữa. Tôi không ngờ rằng người Lào mà cũng có cách ma mãnh như thế này, lại ở ngay trước cổng chùa??? Thêm một điểm trừ nữa cho Luang.
Wat Xieng Thong khá đẹp dù cũ kỹ và được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất ở Luang. Trong khoảng sân vắng phía sau có một gian nhà nhỏ với bức tường được khảm gốm sứ tạo thành bức tranh vẽ "cây đời" (Tree of Life).
Tôi thích cái bức này mặc dù những hiểu biết về Phật giáo và hội họa nói riêng hay mỹ thuật nói chung của tôi khá là hạn hẹp.
Rời khỏi chùa trong ánh nắng chiều vàng như mật, chúng tôi đạp xe thêm vài km nữa là lại đến khu phố Tây. Phát hiện một nhà hàng kiêm khách sạn nhỏ màu xanh nước biển rất xinh xắn, cơ mà nghĩ là giá khá chát nên chỉ dừng xe lại và chụp hình kỷ niệm. :)) Đứng từ bên này đường bắn qua bên kia mới lấy được hết cái view của nhà hàng.
Kế bên đó là quán cafe nhỏ ấm cúng với khung cửa gỗ màu trắng tinh.
Đi thêm vài mét là tới khúc cua ra lại đường Sisavang Vong, một ngôi nhà ngay góc đường cũng có hàng rào trắng và những bờ đá cao, nhìn y như phố núi Đà Lạt
Lại đạp xe ra chợ đêm, ngồi tổng kết tình hình tài chính thì tiền kip mang theo đã sắp cạn... :( Từ lúc sáng đã tranh thủ dòm qua mấy cái kiosque đổi tiền mà không có cái nào có tỉ giá coi được được như ở cửa khẩu Nam Khan, thành ra tới lúc này, ba đứa còn vỏn vẹn chỉ hơn 100k kip sau khi đã trừ tiền phòng. :(( Kịp ăn lần cuối bữa xôi nếp với thịt nướng và gỏi đu đủ kiểu Lào (Laos style papaya salad) rất ngon. Tiếc là lúc này tôi lười nên không lôi máy ra chụp cái quầy hàng nhỏ nhỏ xinh xinh nhiều màu sắc của hai cô bé người Lào. Một dĩa gỏi đu đủ xanh 10k kip sẽ có nhiều thứ rau: đu đủ non bào sợi, cà pháo non, cà chua bi, cà tím sống, rồi mè, nước tương, đường, muối, ớt... Người ta sẽ trộn các thứ lại, cho vào một cái cối và giã nát thay vì cắt nhỏ rồi trộn bằng tay như gỏi Việt mình. Sau khi nêm nếm gia vị họ sẽ yêu cầu khách nếm thử xem vừa miệng vừa ý hay chưa, nếu chưa thì lại nêm nếm tiếp (tôi đã yêu cầu cô bé bán hàng cho thêm tí chanh và ớt :D). Cực kỳ hấp dẫn và cay xè, rất rất ngon! :)
Sáng hôm sau lại thu dọn hành lý ra bến xe đi Vang Vieng, trước đó đã lót cái bụng bằng món hủ tíu Lào và sữa đậu nành nóng của một cô bán xe đẩy ngay góc đường. 8.30 xe mới khởi hành, VIP bus nên toàn các bạn Tây. Và Luang tiễn mấy đứa tôi bằng một cơn mưa rào bất chợt trong khi mấy ngày trước chỉ toàn nắng chang chang (số mình hên! :D) Hành trang đến Vang Vieng chất đầy tiếc nuối khi chưa kịp mua cái áo thun in hình bản đồ Luang và ít khô bò cay về làm quà (mà sau này khi đến Vientiane tôi cứ tiếc mãi vì không tìm đâu ra cái loại khô bò ngon ngọt lại rẻ như thế nữa)...
Chao anh a. Cau chuyen ve nuoc Lao cua anh that la thu vi. Em hy vong se som di tham noi nay. Em thay nhung buu thiep cua anh rat dep a. Anh co the de lai mot vai cai cho em duoc khong anh? Em muon dat mot vai cai len ban, lam dong luc de len ke hoach di toi do choi a. Anh co the email cho em vao dia chi lethanhbinh81@gmail.com duoc khong a?
ReplyDeleteEm cam on anh.
Thanh Binh
Bạn ơi mình là nữ chứ ko phải nam! :D "Bưu thiếp từ Bắc Lào" là tên mà mình đặt cho bài viết thôi bạn, chứ chẳng mua cái postcard nào ở đó cả. Hay mình gửi vài tấm hình bạn đem rửa ra để bày trên bàn được ko?
Delete