Tuesday, June 10, 2008

Bạn có biết?

Nếu để ý kĩ bạn có thể nhận ra sự trùng hợp ngẫu nhiên của 12 con số trong nhiều sự vật xung quanh: 1 năm có 12 tháng, mặt đồng hồ có 12 số, hộp bút vẽ thường có 12 màu, học phổ thông có 12 lớp, khoa chiêm tinh xác lập có 12 cung hoàng đạo, tính tuổi, tính lịch có 12 con giáp, một số cấu tạo trong cơ thể bạn cũng có “dính líu” đến con số 12.

12 đôi dây thần kinh sọ

Não của bạn trú ẩn trong hộp sọ, tứ bề bao bọc bởi xương, có vẻ ngăn cách với thế giới bên ngoài, thế nhưng, mọi việc xảy ra bên trong cơ thể hay bên ngoài môi trường hầu như não đều biết cả, hơn nữa não dường như luôn can dự vào mọi động thái hành vi của cơ thể bạn. Não có được khả năng này một phần gián tiếp qua trung gian là tủy sống và 12 đôi dây thần kinh từ não xuyên qua lớp xương nền sọ vươn ra ngoài, như những chiếc “vòi bạch tuộc” giúp não có thể nhận biết và can thiệp trực tiếp vào nhiều sự việc xảy ra trong cơ thể. Những dây thần kinh đó bao gồm:

Dây I: dây thần kinh khứu giác

Dây II: dây thần kinh thị giác

Dây III, IV, VI: là các dây thần kinh vận nhãn, trong đó dây IV là dây chi phối sự điều tiết nước mắt nên còn gọi là dây thần kinh cảm động

Dây V: chia làm 3 nhánh lớn nên còn có tên là dây tam thoa, nhận cảm giác ở mắt và da mặt, điều khiển động tác nhai và cắn

Dây VII: dây thần kinh mặt điều khiển các cơ vùng mặt, nhận vị giác 2/3 trước của lưỡi, chi phối sự tiết nước bọt.

Dây VIII: thần kinh thính giác - tiền đình. nhận cảm giác âm thanh từ tai và cảm giác về sự thăng bằng của cơ thể.

Dây IX: Dây thần kinh Thị-Hầu, nhận vị giác 1/3 sau của lưỡi, chi phối cơ họng và thanh quản, giúp thực hiện động tác nuốt và phát âm.

Dây X: thần kinh phế vị: là dây dài nhất trong dây thần kinh sọ. chi phối 1 phần hoạt động của các nội tạng ở ngực và bụng, chức năng của dây X rất “bí hiểm” khiến phần trí não sáng suốt của bạn (tức ý thức) cũng không nhận biết được, nên có tên là dây mơ hồ (Vageus)

Dây XI: điều khiển một số cơ ở cổ và vai, giúp gập cổ, xoay cổ, nâng vai.

Dây XII: dây thần kinh lưỡi. Chi phối những cử động “lắt léo” của lưỡi.

12 cặp xương sườn

Không giống như bộ não, được che kín bởi xương sọ, các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi và các mạch máu lớn được bao bọc trong 1 “chiếc lồng” làm từ các xương sườn các đốt sống và xương ức. Mỗi bên ngực bạn có 12 chiếc xương sườn. 10 xương sườn đầu tiên có hình vòng cung, đầu sau gắn vào 1 đốt sống ngực, đầu trước gắn liền với xương ức, tạo thành lồng ngực. Lồng ngực tạo nên 1 sự che chở an toàn để cho tim, phổi hoạt động. Hơn nữa chiếc lồng này cũng không bó chặt, mà vẫn có thể co dãn theo từng nhịp thở của bạn. 2 xương sườn số 11 và 12 ngắn hơn, có đầu sau gắn vào đốt sống còn đầu trước tự do, chẳng gắn vào đâu cả nên chúng còn được gọi là xương sườn lửng, chúng không “góp mặt” tạo nên lồng ngực mà chủ yếu che chắn một phần mặt sau của 2 quả thận.

Số xương sườn của nam và nữ là bằng nhau, còn chuyện lấy bớt 1 xương sườn của đàn ông để tạo ra phụ nữ chỉ là truyền thuyết.

12 chiếc xương dài

Là các xương chạy dọc theo tay và chân bạn, cánh tay có xương cánh tay, cẳng tay có xương trụ và xương quay. Đùi có xương đùi, cẳng chân có xương chày và xương mác. Như vậy trong cơ thể có cả thảy 12 xương dài ở 2 tay và 2 chân, bên trong các xương dài là tủy xương tạo ra hồng cầu cung cấp cho máu. Xương dài là nơi bám của cơ bắp tạo nên 1 hệ cơ xương vận động tứ chi giúp bạn làm được các động tác như bưng, bê, mang, vác, đi, đứng, chạy, nhảy…

12 đoạn ống tiêu hóa

Ống tiêu hóa là cơ quan hình ống dài nhất trong cơ thể, nó cấu tạo gồm 12 đoạn là: 1.họng, 2.thực quản, 3.bao tử, 4.tá tràng, 5.hổng tràng, 6.hồi tràng, 7.manh tràng, 8.đại tràng lên, 9.đại tràng ngang, 10.đại tràng xuống, 11.đại tràng sigma, 12.trực tràng.

Cũng xin lưu ý đến 2 đoạn tá tràng và trực tràng. Tá tràng là nơi tiếp nối với bao tử là đọan đầu của ruột non, thức ăn đến đây mới bắt đầu được hấp thu. Trực tràng là đọan cuối của ống tiêu hoá sau khi các chất dinh dưỡng, nước,… đã được hấp thu những gì đến đây chỉ còn là chất cặn bã, trực tràng chỉ là trạm trung chuyển trước khi những cặn bã này thải ra ngoài. Điều trùng hợp lý thú ở đây là cả 2 đoạn này đều có chiều dài 12 cm.

12 yếu tố đông máu

Trong cơ thể có 1 cơ chế tự nhiên giúp ngăn ngừa sự chảy máu từ các vết thương giúp bảo vệ sự sinh tồn của cơ thể đó là sự đông máu. Quan sát 1 vết thương do dao cắt hoặc trầy sướt, lúc đầu thấy có máu chảy ra nhưng dần dần ngừng chảy miệng vết thương kín lại. sở dĩ có hiện tượng này là nhờ sự hiện diện của 12 chất đặc biệt trong dòng máu có tên gọi chung là yếu tố đông máu được đánh số từ 1 đến 12. Bình thường các yếu tố này không hoạt động để đảm bảo máu lưu thông trong mạch máu dưới dạng chất lỏng, nhưng khi có 1 vết thương gây chảy máu, các yếu tố đông máu sẽ được kích hoạt theo 1 chuỗi dây chuyền để tạo thành sợi tơ huyết, các sợ này kết thành mạng lưới mắc dính hồng cầu, tiểu cầu lại với nhau tạo nên cục máu đông bịt kín vết thương. Khi bạn lấy máu để xét nghiệm hoặc khi hiến máu người ta phải cho một ít chất chống đông để cho máu vẫn còn ở dạng lỏng.

No comments:

Post a Comment