Friday, April 6, 2007

Quản trị gia đình




Nhớ hồi còn học ĐH, đi đăng ký môn này mà chẳng biết cụ thể sẽ học những gì, vì cái tên nghe chung chung quá. Học rồi mới biết, Quản trị gia đình nghĩa là quản lý chi tiêu trong gia đình, tất tần tật những thứ có liên quan đến... tiền... Nghe hấp dẫn hén! Và học xong thì thấy môn này rất hay, vì để có thể giữ được tay hòm chìa khóa thì không dễ chút nào. Nó đòi hỏi người chủ gia đình phải biết cân đối thu chi, biết khi nào nên và khi nào không nên đáp ứng nhu cầu của mình nếu không muốn một ngày phải ngửa tay đi vay mượn.

Lẽ ra không viết bài này đâu, nhưng hôm qua mới lãnh lương hôm nay đã nghe mọi người than thở hết tiền (bởi lương vừa rút ra đã lo trả nợ mà vẫn không đủ), bức xúc quá => phải post cái entry này, hy vọng mọi người đọc và từ đó rút ra được kinh nghiệm cho mình, để quản lý cái túi tiền nhỏ bé của mình cho tốt hơn.

Thứ nhất: nên lập một cuốn sổ theo dõi thu chi hàng tháng. Phần thu phải ghi rõ ngày nào tháng nào, số tiền thu vào là bao nhiêu, lý do (để biết cái phần thu đó từ đâu mà mình có). Phần chi phải ghi thật chi tiết ngày, tháng, số tiền chi ra, chi vào mục đích gì. Cuối mỗi tháng kiểm tra sẽ biết ngay tháng đó mình tiêu xài ra sao, có vượt quá hạn mức hay không, còn dư hay thiếu bao nhiêu...

Thứ hai: làm một quyển kế hoạch tiêu tiền (nghe hoành tráng nhỉ ). Trong sổ này sẽ ghi rõ ràng mức chi dự tính trong tháng. Ví dụ lương tháng là 100%, trong đó tiền ăn (ngày 3 bữa) là 5%, tiền học phí 20%, tiền điện - nước 10%, tiền xăng 5%, tiền tiết kiệm 30%, tiền chi tiêu hàng ngày (mua báo chí, ăn vặt...) là 3%, tiền dành cho những chi tiêu đặc biệt (sinh nhật, cưới hỏi, quà tặng, ma chay, quần áo...) khoảng 10%... Ai có gia đình rồi thì phải thêm mục tiền học phí cho con, tiền trường, tiền lớp... Cứ như vậy, càng chi tiết và rõ ràng càng tốt. Khi đó, chúng ta sẽ biết cụ thể định mức phải chi ra cho từng thứ là bao nhiêu, và nên giảm chi nhu cầu nào chưa thật sự cần thiết.

Cách này hay lắm, mọi người thử xem nha! Ngày xưa bạn Hạnh thi môn này được 9 điểm lận đó, nên cứ yên tâm, không trớt quớt đâu mà sợ! Ai có gia đình rồi thì áp dụng gấp, còn ai độc thân cũng lo làm theo trước đi là vừa, đặng có đủ tiền mai mốt làm đám cưới và sau này không ...bỡ ngỡ...

4 comments:

  1. Theo Hạnh thì nên & cần phải làm cả 2 quyển sổ chứ không phải chỉ chọn 1 trong 2 đâu vì cả 2 sẽ bổ sung cho nhau mà. Kế hoạch tiết kiệm là để dành cho những dự định lớn trong tương lai, ví dụ như mở một nhà hàng, cho con cái đi du học, gia đình đi du lịch chẳng hạn... :)

    ReplyDelete
  2. H post bài này có ích lắm đó. G thì chỉ làm cách 1 thui nhưng có thêm 1 tờ note kèm theo trong tủ đựng tiền mà sẽ ghi số tiền còn lại (sau khi đã thu & trừ các chi phí cố định hàng tháng), ở dưới sẽ có thêm phần thu & chi mà mỗi lần thu/rút tiền ra thì vợ/chồng sẽ phải ghi vào vì bạn sẽ phải thường xuyên gặp vấn đề này mà không biết trước được. Vậy cuối tháng mình sẽ tổng kết cả trong sổ và trong tờ note sẽ thấy nó tương tứng như thế nào. Và như thế mình cũng sẽ không cần phải lên kế hoạch tiết kiệm bao nhiêu vì toàn bộ số tiền còn lại đều sẽ được để dành.
    Chúc các bạn sẽ quản lý tài chính gia đình thật hiệu quả.

    ReplyDelete
  3. :D Khi ở riêng sẽ cần phải phân loại rõ ràng như vậy, nếu không sẽ rối mù như mớ bòng bong cho mà coi. Ở chung với gia đình thì khác, đỡ phải lo nhiều thứ... Ừ, thoải mái có chừng mực là đúng nhất, chứ chỉ lo tiết kiệm không mà không biết cách enjoy cuộc sống thì cũng không hay! :)

    ReplyDelete
  4. Ừa nếu làm được cả hai thì tốt quá rồi. Nhưng kinh nghiệm của G thì ngay khi đám cưới xong là G làm như vậy đó và có lẽ vì còn đang ở chung với gia đình chồng và chưa có con cho nên G chưa có phân loại ra nhiều như thế. Đối với G thì tất cả số tiền còn lại sau khi đã trang trải mọi chi phí thì đều được để dành tiết kiệm cho những kế hoạch sau này. Tiêu chí là tiết kiệm được bao nhiêu thì tiết kiệm. Càng nhiều càng tốt nhưng vẫn xài thoải mái trong chừng mực :-)

    ReplyDelete